Thiết kế nhà hàng shophouse chân đế chung cư có gì khác biệt với shophouse bình thường?

ThiẾt KẾ (15)

 

Hiện nay kinh doanh nhà hàng, quán café tại shophouse đã không còn quá xa lạ. Với tiềm năng lớn từ vị trí đẹp cho đến lượng khách hàng ổn định, lựa chọn shophouse để kinh doanh nhà hàng là một lựa chọn sáng suốt. Tuy nhiên trên thị trường bất động sản có hai 2 kiểu shophouse khác nhau: là shophouse liền kề và shophouse chân đế chung cư. Và trong bài viết này hãy cùng KenDesign tìm hiểu về shophouse chân đế chung cư và những lưu ý khi thiết kế nhà hàng shophouse chân đế chung cư nhé!

Shophouse chân đế chung cư là gì?

Khác với dạng shophouse là những dãy nhà liền kề giống nhau, shophouse chân đế chung cư là loại hình shophouse nằm tại vị trí tầng đế của các tòa căn hộ chung cư. Thường với loại mặt bằng này sẽ chỉ có 1 – 4 tầng danh cho việc kinh doanh, còn lại ở trên là khu nhà ở của dân cư tòa nhà.

Thiet Ke Nha Hang Shophouse 15

Điểm khác biệt giữa shophouse chân đế chung cư và shophouse bình thường

Cùng là shophouse tuy nhiên hai dạnh shophouse này lại có khá nhiều khác biệt. Về vị trí, shophouse bình thường là các căn nhà giống nhau liền kề nằm trong các khu đô thị hay dự án nhà ở; shophouse chân đế chung cư thì lại tọa lạc tại các tầng trệt của các tòa chung cư. Về mặt pháp lý, trong khi shophouse chân đế chung cư chỉ được cấp sổ hông 50 năm còn các căn shophouse liền kề được cấp vĩnh viễn. Điều kiện bàn giao dành cho shophouse bình thường là giao thô phần trong, còn mặt ngoài cần thiết kế sao cho phù hợp với phong cách dãy nhà; đối với shophouse chân đế chung cư chủ đầu tư sẽ bàn giao phần thô cả trong lẫn ngoài.

Thiet Ke Thi Cong Nha Hang Shophouse 5

Thiet Ke Nha Hang Shophouse 16

Ưu điểm và hạn chế của shophouse chân đế chung cư

Đầu tiên phải kể đến đó chính là shophouse chân đế chung cư nằm tại các tầng đế tòa nhà chung cư – là một vị trí khá đẹp. Vị trí này nằm trong lòng các khu đông dân cư sẽ mang lại cho nhà hàng của bạn lượng khách hàng ổn định. Nó cũng là cách giúp nhà hàng của bạn tiếp cận với nhiều khách hơn khi nằm trong một tòa chung cư đẹp xịn. Bên cạnh đó, vì là ở các tòa chung cư chính vì thế việc để xe từ xe máy lẫn ô tô đều khá rộng rãi và tiện lợi cho khách hàng.

Thiet Ke Nha Hang Shophouse 17

Tuy nhiên không phải vị trí tại chân đế chung cư nào cũng là vị trí đắc địa. Ngoài những vị trí hướng ra phố, có những tòa chung cư nằm tại mặt sau của chung cư hoặc tại những tòa nhà sâu và khuất trong khuôn viên dự án. Với những vị trí này nhà hàng của bạn phục vụ cư dân trong khu chung cư là chủ yếu, tuy nhiên việc quảng cáo và marketing tốt cũng sẽ giúp tên tuổi nhà hàng của bạn rộng ra bên ngoài.

Thiet Ke Nha Hang Shophouse 14

Với vị trí như vậy, nhà hàng tại shophouse của bạn chắc chắn sẽ có một lượng khách hàng ổn định để đảm bảo doanh thu. Lượng khách hàng đông đúc tại khu chung cư và các khu vực lân cận là một trong những lý do shophouse chân đế chung cư trở nên “đắt hàng”. Tuy nhiên, việc này cũng khiến bạn bị giới hạn tệp khách hàng. Chính vì thế nếu muốn nhà hàng của bạn nổi tiếng với những khách hàng từ bên ngoài, bạn cần một kế hoạch quảng cáo tốt.

Shophouse chân đế chung cư có lợi thế hơn shophouse bình thường đó chính là nó được bàn giao thô cả phần trong lẫn ngoài. Tức là nếu kinh doanh bạn hoàn toàn có thể thiết kế theo nhu cầu của bản thân thay vì đi theo nguyên tắc như shophouse thông thường.

Thiet Ke Nha Hang Shophouse 9

Vì những lợi thế trên mà có một hạn chế mà các nhà đầu tư cần lưu ý đó chính là chi phí. Chi phí mua hay thuê shophouse tầng đế chung cư là khá đắt, đắt hơn với những căn shophouse liền kề. Chính vì thế nhà đầu tư cũng cần cân nhắc kỹ nguồn tài chính của bản thân để chọn lựa một mặt bằng sao cho hợp lý.

Những lưu ý khi thiết kế nhà hàng shophouse chân đế chung cư

Lựa chọn vị trí

Như đã nói ở trên, không phải vị trí nào tại shophouse chân đế chung cư cũng là những vị trí đẹp, vẫn có những vị trí khuất. Chủ đầu tư cần cân nhắc kỹ và chọn ra một vị trí phù hợp cho mô hình kinh doanh của bạn.

Thiet Ke Nha Hang Shophouse 8

Thiết kế mặt ngoài nhà hàng shophouse

Khác với shophouse liên kế, shophouse chân đế chung cư được bàn giao cả phần thô bên ngoài nên chủ đầu tư có thể thiết kế theo nhu cầu. Mặt ngoài là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng chính vì thế cần thiết kế sao cho nổi bật, nên chọn những biển hiệu đèn và những màu sắc tươi sáng.

Thiet Ke Thi Cong Nha Hang Shophouse 3

Thiết kế nội thất nhà hàng  shophouse

Nội thất nhà hàng cũng cần thiết kế và bài trí sao cho phù hợp. Nội thất phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn của một nhà hàng và đem lại sự tiện nghi đến với khách hàng. Ngoài ra cũng cần đảm bảo một số nguyên tắc mà chủ đầu tư dự án tòa nhà đưa ra. Chính vì thế khi thiết kế và thi công nhà hàng, bạn cần cân nhắc cũng như tính toán kỹ để cho ra đời một công trình hoàn hảo nhất. Và KenDesign tin rằng chúng tôi – những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thiết kế thi công nhà hàng – sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình của bạn.

Thiet Ke Nha Hang Shophouse 10

Thiet Ke Nha Hang Shophouse 11

Tham khảo những thiết kế nhà hàng của KenDesign tại đây.

Xem thêm: 5 phong cách thiết kế nhà hàng Hàn Quốc ấn tượng

Những nguyên tắc quan trọng khi thiết kế nhà hàng shophouse

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button