Đặc điểm của nhà hàng phong cách rustic, bạn đã biết?

Nhà Hàng Rustic 5

Thuật ngữ rustic khá rộng, bao gồm một số phong cách liên quan, nhưng sẽ luôn có một số đặc điểm của nhà hàng phong cách rustic chung nhất để tôn lên vẻ mộc mạc mà phong cách này đem lại.

Có thể xác định rằng, phong cách rustic đặc biệt nhấn mạnh vào vào việc đưa không gian thiên nhiên bên ngoài vào nội thất bên trong, với những kết cấu gồ ghề, chắc chắn. Thật sự khó để trả lời phong cách rustic chính xác là gì, vì đây là một thuật ngữ bao trùm cho một số phong cách thiết kế khá giống nhau. Rustic đã được sử dụng để miêu tả tất cả mọi thứ từ các trang trại phương Tây, đến thiết kế công nghiệp và cả morden-rustic. Thiết kế nhà hàng phong cách rustic là thiết kế một nhà hàng có thể tôn lên những vẻ đẹp mộc mạc nhất, nguyên sơ nhất đến từ các vật liệu tự nhiên.

đặc điểm Nhà Hàng Rustic

Mặc dù thuật ngữ rustic khá rộng, nhưng sẽ luôn có một số đặc điểm của nhà hàng phong cách rustic chung nhất để tôn lên vẻ mộc mạc.

Màu sắc cực cơ bản

Rustic được cho là xuất hiện từ những năm 60 của thế kỉ XX, có nguồn gốc là ngôi nhà của nữ hoàng Marilyn Monroe, một ngôi nhà được thiết kế độc đáo, nhìn mộc mạc nhưng lại cực kì tiện nghi. Bảng màu của rustic cũng có thể là xuất phát từ đây. Màu sắc được sử dụng trong một nhà hàng thiết kế theo phong cách rustic nên là các màu tối giản, hướng về thiên nhiên như begie, trắng, xám, nâu, xanh nhạt,… đây đều là những tone màu cơ bản, hơi truyền thống.

đặc điểm nhà hàng rustic

Chủ đầu tư à nhà thiết kế hoàn toàn có thể kết hợp các màu này với một số màu sặc sỡ khác nhưng chỉ là những mảng màu nhỏ, tạo điểm nhấn chứ không nên quá lạm dụng để tránh bị lạc so với định hướng phong cách ban đầu. Tùy vào mắt thẩm mĩ của chủ đầu tư cũng như nhà thiết kế để có được sự sắp xếp màu sắc bên trong nội thất hợp lí nhất.

Dầm gỗ thô và lộ ra ngoài

Dầm gỗ có thể sử dụng để đóng khung trần nhà hàng, khoanh vùng cửa ra vào cũng như cửa sổ. Đừng ngại việc để lộ dầm ra ngoài, vì nó sẽ ngay lập tức tạo ra một kết cấu thô mộc cực kì duyên dáng. Đây có lẽ là kiến trúc đặc biệt dễ thấy nhất của phong cách thiết kế rustic.

đặc điểm nhà hàng rustic

Với những khoảng tường nhẵn nhụi bao bọc xung quanh nhà hàng, việc xuất hiện dầm gỗ lớn, với đường nét đơn giản và thô sơ sẽ tạo nên sự tương phản cực kì mạnh mẽ. Điều này là ưu điểm mạnh của phong cách thiết kế này.

Chất liệu nội thất thô sơ

Vật liệu thể hiện rõ ràng nhất sự nguyên sơ, gần gũi của thiên nhiên chính là gỗ. Gỗ có thể nói là vật liệu chính trong một nhà hàng phong cách rustic. Từ dầm, cửa đến quầy, bàn, ghế, tất cả đều có chất liệu gỗ, mà gỗ được sử dụng ở đây là gỗ nguyên chất, gỗ hữa cơ, ít khi sử dụng các loại gỗ đã qua chế biến. Vì rustic khiến cho người nhìn cực kì tập trung vào chất liệu của đồ vật nên cho dù có hình dáng quá dỗi thô sơ thì nhờ cách sắp xếp hợp lí, nó sẽ tự khắc trở nên rất duyên. Nhưng nếu sử dụng gỗ thật thì sẽ là gánh nặng chi phí cho chủ đầu tư. Vậy có thể cân nhắc việc sử dụng các loại gỗ tái chế, chỉ cần nó không quá cũ đến mức bị mối mọt, mà thậm chí còn trở thành điểm nhấn tuyệt vời cho nhà hàng của bạn. Vi suy cho cùng thì phong cách này cũng muốn đem lại sự dễ chịu giữa thiên nhiên và con người.

đặc điểm nhà hàng Rustic

Bên cạnh gỗ, đá cũng là vật liệu vô cùng quan trọng trong thiết kế nhà hàng phong cách rustic. Đá không qua chế biến, giữ ở trạng thái nguyên sơ nhất và sắp xếp trên mảng tường tạo thành điểm nhấn trang trí cực kì xinh xắn. Thông thường, đá sẽ ít được sử dụng hơn gỗ vì để xử lí hình dáng của các loại đá không phải điều dễ dàng, nhưng cũng không nên vì thế mà chủ đầu tư bỏ qua một điểm nhấn đặc biệt cho không gian nhà hàng.

Một số sản phẩm từ vải như thảm trải sàn, rèm cửa, gối, đệm ngồi… thì cũng nên sử dụng loại vải sợi thô tự nhiên. Các loại vải bố, vải bông, vải lanh và vải len là những vải luôn hướng đến không gian ấm cúng và gần gũi nhất.

Chi tiết trang trí tối giản nhưng ấn tượng

Toàn bộ tường xung quanh nhà hàng hoàn toàn có thể sử dụng tường nhẵn, trơn với màu sắc cơ bản thuộc bảng màu của rustic mà kenDesign đã nêu ra ở phía trên. Bên cạnh đó ý tưởng sử dụng tường gạch thô, tường đá,… cũng khá hay và được nhà hàng ưa chuộng.

Trong kiểu thiết kế này, hầu hết bề mặt đều đơn giản, không yêu cầu cao sự tinh tế nên nhà thiết kế có thể dễ dàng thêm các chi tiết bề mặt vải như các chi tiết kẻ sọc, thổ cẩm nhẹ hay kiểu chắp vá.

Đối với đồ nội thất như cửa, quầy, bàn, ghế,… sẽ rất tuyệt nếu các sản phẩm này mang hoạt tiết kiểu phong hóa. Tức là nội thất hiện lên rất cũ, “có tuổi”, các đường vân gỗ rõ ràng, bắt mắt. Gỗ khai hoang cũng là một lựa chọn lý tưởng vì nó mang lại vẻ tự nhiên và giống đất.

Xem thêm: Lưu ý thiết kế nhà hàng phong cách rustic

Xem thêm: Lưu ý thiết kế nội thất nhà hàng phong cách rustic

Hãy liên hệ sớm với KenDesign nếu chủ đầu tư đã có ý định cho một dự án nhà hàng phong cách rustic! Với đội ngũ nhà thiết kế và thi công dày dặn kinh nghiệm, là những “cái đầu” sáng tạo, dám nghĩ dám làm, chúng tôi mong muốn đem đến những thành quả tuyệt vời nhất, cùng góp phần đẩy mạnh lĩnh vực kinh doanh F&B tại Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button